Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Hội nghị loãng xương VN lần thứ 10


Tôi vừa mới dự xong Hội nghị thường niên lần thứ 10 do Hội loãng xương TPHCM và Hà Nội tổ chức tại Nha Trang. Mệt nhừ tử. Sau 2 năm quay lại Nha Trang thấy thành phố biển này có quá nhiều thay đổi đến chóng mặt. Tôi sẽ viết về cảm nghĩ của tôi trước những thay đổi này sau khi lấy lại sức. Nhưng nhân dịp này tôi phải ghi nhanh vài dòng để chúc mừng các thành viên trong nhóm được trao giải thưởng trong hội nghị.


Vì đây là hội nghị thường niên lần thứ 10, một cái mốc quan trọng, nên chúng tôi có 2 sáng kiến làm cho phong phú hơn. Thứ nhất là tổ chức nửa ngày "Meet the Expert" để bàn về các vấn đề nóng và phương pháp nghiên cứu. Thứ hai là tổ chức đánh giá và trao giải thưởng cho những công trình tốt nhất. Chúng tôi gửi abstracts ra cho 5 chuyên gia, trong đó có 2 giáo sư nước ngoài, đánh giá và cho điểm abstract. Abstract không có tên tác giả. Ba tiêu chí được đề ra để làm chuẩn đánh giá như sau:

·       Câu hỏi nghiên cứu và ý tưởng: Câu hỏi nghiên cứu có giải quyết một vấn đề lâm sàng hay không, hay có đóng góp vào việc hiểu biết thêm về bệnh loãng xương. Ý tưởng nghiên cứu có mới ở Việt Nam hay trên thế giới.

·       Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu liên quan đến cách thiết kế, đối tượng nghiên cứu được chọn thích hợp, phương pháp đo lường hoặc đánh giá là phương pháp chuẩn, phương pháp phân tích dữ liệu có đạt chuẩn mực hay không.

·       Kết quả và cách trình bày trong abstract: Kết quả được trình bày một cách khúc chiết, dễ theo dõi và dễ hiểu. Kết quả có khả năng công bố quốc tế hay đóng góp vào y văn thế giới trong chuyên ngành loãng xương?  

Dựa vào kết quả đánh giá, chúng tôi chọn 3 abstracts có điểm cao nhất để trao giải:

·       Abstract 1: Genetic determinent of trabecular bone score, Bs Hồ Phạm Thục Lan, Đại học Tôn Đức Thắng và Bệnh viện 115.

·       Abstract 2: Prediction of bone density and fracture by genetic profiling, NCS Hồ Lê Phương Thảo, Đại học Công nghệ Sydney.

·       Abstract 3: Cost-effectiveness analysis of osteoporosis screening, NCS Phạm Nữ Hạnh Vân, Đại học Dược Hà Nôi.

 
Công bố kết quả trao giải thưởng

Xin chúc mừng ba tác giả. Một điều vinh hạnh đối với tôi là cả ba người đều đã và đang làm việc với tôi.

Hạnh Vân đang trình bày kết quả nghiên cứu 


Phương Thảo đang trình bày kết quả nghiên cứu về genetic profiling 

Ngoài ra, tôi cũng xin chúc mừng các bạn đã có điểm abstract "suýt soát" được giải thưởng (nhưng vì chỉ có 3 giải nên đành phải …) Đó là các bạn đã có ít nhiều liên quan với tôi hay là thành viên của nhóm nghiên cứu Vietnam Osteoporosis Study (VOS):

·       Bs Thái Viết Tặng, trình bày nghiên cứu so sánh mô hình tiên lượng FRAX và Garvan.

·       Bs Nguyễn Công Hoàng, trình bày báo cáo về nghiên cứu mối tương quan giữa xơ vữa động mạch và loãng xương.

·       Bs Châu Ngọc Minh Phương, nghiên cứu về cholesterol và mật độ xương.

 
Bs Thái Viết Tặng, Hiệu trưởng Trường cao đẳng y tế Kiên Giang, trình bày kết quả nghiên cứu so sánh mô hình FRAX và Garvan trong chỉ định điều trị loãng xương. Mô hình Garvan tốt hơn! 

Bs Nguyễn Công Hoàng trình bày kết quả nghiên cứu VOS về mối liên quan giữa cholesterol và mật độ xương. Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam.  

Bs Minh Phương trình bày kết quả nghiên cứu VOS về mối liên quan giữa xơ vữa động mạch và loãng xương. Đây là một đề tài mới và rất hấp dẫn, lần đầu tiên làm ở Việt Nam.



Đây là Bs Tăng Hà Nam Anh (BV Nguyễn Tri Phương) đang nói về quan điểm của bác sĩ ngoại khoa về loãng xương. Bài nói chuyện của Bs Nam Anh là hay nhất, hào hứng nhất, vui nhất, thật nhất, và có ích nhất. Hiếm thấy một bác sĩ nào ở VN có khả năng thu hút khán giả như Nam Anh. 


Đây là Gs Grahame Elder đang nói về chẩn đoán và điều trị loãng xương ở bệnh nhân thận mãn tính. Ông là khách mời của tôi, và ông đã đem đến cho hội nghị những kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng tuyệt vời.

Hội nghị kết thúc, nhưng tôi nghĩ hơn 400 khách đã có được nhiều thông tin, kiến thức và kinh nghiệm có ích. Cá nhân tôi rất vui mừng vì trong 10 năm qua, chúng ta đã hình thành một cộng đồng nghiên cứu loãng xương ở VN và đã có những đóng góp đáng tự hào trên trường quốc tế.






Xem về làm đẹp thẩm mỹ: Hút mỡCăng da mặt
| Trẻ hóa Âm đạo và vùng kín Các thông tin bí ẩn và dịch vụ dịch thuật giá rẻ chuyên nghiệp nhất Sài Gòn - dịch thuật VNC khác

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Một danh sách các nhà khoa học VN có ảnh hưởng trên trường quốc tế

Nhóm của tôi đang làm một nghiên cứu về trắc lượng khoa học (scientometrics), và trong quá trình điểm qua y văn thì bắt gặp bài nghiên cứu dưới đây mới công bố trên PLoS Biology. Bài phân tích này đưa ra một cách đánh giá thành tích của một nhà khoa học dựa trên các chỉ số trích dẫn nhưng xem xét đến vị trí tác giả trong bài báo. Họ đưa ra một danh sách hơn 84 ngàn nhà khoa học, và tôi lọc ra danh sách những nhà khoa học mang họ Việt kèm dưới đây.



Trên thế giới hiện nay có khoảng 12 triệu nhà khoa học có công bố quốc tế (theo báo cáo của JCI). Nhưng trong số này chỉ có khoảng 2 triệu (?) là công bố thường xuyên. Nghiên cứu khoa học ngày nay càng ngày càng quốc tế hoá, và hợp tác nghiên cứu là điều bình thường. Khi hợp tác thì bài báo có nhiều tác giả.

Sự hiện diện của nhiều tác giả làm cho việc đánh giá trở nên khó khăn. Vấn đề đặt ra là ai là chính và ai là phụ. Trong hệ thống nghiêm chỉnh thì tất cả những người đứng tên tác giả đều có đóng góp, nhưng làm sao đánh giá được công trạng. Thành ra, người ta tạm đánh giá bằng cách chia đều công trạng cho mỗi tác giả. Một cách khác là đánh giá dựa vào "tác giả chính" hay "correspondence author". Trong bài này, các tác giả đề ra 6 chỉ số để đánh giá:
  •  NC: tổng số citations trong năm 2013;
  • NS:  tổng số citations trong năm 2013 của những bài báo mà nhà khoa học là tác giả duy nhất;
  • NSF: tổng số citations trong năm 2013 của những bài báo mà nhà khoa học là tác giả đầu;
  • NSFL: tổng số citations trong năm 2013 của những bài báo mà nhà khoa học là tác giả đầu hoặc tác giả cuối;
  • H: chỉ số H
  • Hm: chỉ số H theo cách tính của Schreiber (H chia cho đồng tác giả.


Sau đó, dựa trên 6 chỉ số, họ tính toán một chỉ số hỗn hợp gọi là "Composire Score". Họ xếp hạng nhà khoa học dựa vào chỉ số hỗn hợp. Họ dùng chỉ số này để "nhận dạng" các nhà khoa học đẳng cấp Nobel. Nhưng ngay cả chỉ số hỗn hợp này cũng chỉ nhận dạng vài nhà khoa học đoạt giải Nobel. Tuy nhiên, trong thực tế đây chỉ là cách đánh giá ngắn hạn. Do đó, các tác giả kết luận rằng không có một chỉ số nào, dù là đơn lẻ hay tổng hợp, để đánh giá nhà khoa học, mặc dù các chỉ số này phản ảnh tầm ảnh hưởng.

Tôi thử download toàn bộ danh sách 84 ngàn nhà khoa học, và tìm những người gốc Việt, thì nhận ra được 50 người (xem danh sách). Tuy nhiên, chắc chắn danh sách này không đủ vì có người kí tên (mà không dùng họ) trong bài báo, và tôi không có thì giờ xem xét hết. Tuy nhiên, danh sách này cũng đáng để tham khảo.

Author
Field
NC
H
Hm
NS
NSF
NSFL
NP6013
%Self
COMP
Dang C.V.
MED
2419
28
11.784
293
532
1488
224
3.76%
4.3915
Dang L.
MED
558
13
1.588
1
241
255
23
0.36%
2.7828
Dang L.X.
CHEM
523
11
7.843
79
241
398
127
2.49%
3.5543
Dang Z.-M.
ENG
708
13
6.047
0
396
513
172
15.40%
3.1460
Do D.D.
CHEM
567
9
5.867
2
135
379
414
24.87%
3.0128
Do H.-L.
CS
52
4
4.000
45
48
49
80
3.85%
2.5009
Do H.-Q.
CHEM
385
8
4.500
0
176
176
13
0.00%
2.7106
Do H.L.
BIO
84
4
1.984
37
37
37
12
0.00%
2.3217
Do K.D.
CS
281
10
7.417
58
277
277
73
7.12%
3.3999
Do M.N.
CS
880
12
7.750
9
450
820
148
1.02%
3.5326
Doan A.
CS
319
10
4.105
0
184
205
59
0.00%
2.7379
Doan T.K.O.
PHYS
2533
19
0.062
0
0
0
240
7.94%
1.5195
Ho K.K.Y.
MED
189
6
3.228
45
46
163
44
0.00%
2.7800
Hoang T.
PHYS
957
14
0.317
0
0
0
169
14.11%
1.4154
Hoang-Xuan K.
MED
861
14
3.936
1
10
118
160
3.37%
2.6195
Nghiem L.D.
ENG
548
13
7.405
0
192
395
106
30.47%
3.0668
Nguyen C.
BIO
154
4
2.900
33
49
50
36
0.00%
2.5080
Nguyen C.
PHYS
1715
10
4.572
1
8
97
279
0.47%
2.6095
Nguyen C.T.-C.
ENG
342
9
5.783
96
123
324
137
8.77%
3.3197
Nguyen D.
PHYS
2609
20
0.321
0
7
7
194
1.65%
2.0364
Nguyen D.X.
MED
575
9
3.866
5
264
266
24
0.35%
3.0264
Nguyen E.
MED
1066
7
1.611
0
2
2
18
0.28%
1.7086
Nguyen G.
MED
373
10
5.658
32
152
242
81
1.07%
3.2177
Nguyen G.C.
MED
372
10
5.977
3
215
298
98
9.68%
3.0541
Nguyen H.
MED
2867
10
0.544
0
0
1
22
0.00%
1.5715
Nguyen H.
PHYS
2783
20
0.867
0
3
3
213
3.41%
1.9971
Nguyen H.T.
CS
69
3
2.500
43
59
65
164
0.00%
2.4184
Nguyen H.T.
BIO
890
13
5.992
0
15
364
188
0.90%
2.7870
Nguyen M.
PHYS
3224
22
0.212
1
1
1
310
5.92%
1.8390
Nguyen M.T.
CHEM
640
8
5.188
6
121
381
509
21.88%
3.0534
Nguyen N.-T.
ENG
603
11
6.933
56
232
436
256
6.30%
3.5047
Nguyen N.H.
CHEM
488
15
5.894
0
342
342
23
13.73%
3.0758
Nguyen N.P.
MED
292
8
3.988
0
184
224
94
13.01%
2.6840
Nguyen N.T.
CS
107
5
4.583
36
42
88
157
57.94%
2.6698
Nguyen N.T.
MED
935
13
7.122
0
512
753
215
2.35%
3.2827
Nguyen P.L.
MED
517
12
4.110
0
226
229
109
3.09%
2.8598
Nguyen Q.D.
HEALTH
794
14
3.965
0
267
360
153
2.64%
2.9933
Nguyen S.T.
CHEM
5555
27
10.966
0
10
1009
225
1.75%
3.3579
Nguyen T.
MED
367
10
3.525
0
248
279
31
0.00%
2.7808
Nguyen T.-Q.
CHEM
1336
18
7.941
0
141
801
130
8.76%
3.2876
Nguyen T.T.T.
BIO
255
8
4.456
4
160
173
74
0.39%
2.8343
Nguyen T.V.
MED
1229
16
7.938
3
142
428
232
6.27%
3.3431
Nguyen Thi Hong V.
PHYS
2099
18
0.050
0
0
0
187
4.10%
1.4850
Nguyen-Mau C.
PHYS
995
15
0.285
0
0
0
171
25.93%
1.4275
Nguyen-Thoi T.
ENG
497
13
6.633
0
111
260
47
29.38%
2.9273
Nguyen-Xuan H.
ENG
511
14
6.876
0
142
252
62
32.68%
2.9785
Son D.T.
PHYS
618
13
8.533
40
248
356
106
0.65%
3.5463
Tran L.-S.P.
BIO
629
13
5.898
0
171
420
63
19.71%
3.0174
Tran M.T.
PHYS
1182
17
1.208
0
23
23
232
25.21%
2.3009
Tran N.V.
PHYS
3078
21
0.772
0
0
14
267
5.88%
1.9918

 Nguồn: http://journals.plos.org/plosbiology/article/email?id=10.1371%2Fjournal.pbio.1002501
Xem về làm đẹp thẩm mỹ: Hút mỡCăng da mặt
| Trẻ hóa Âm đạo và vùng kín Các thông tin bí ẩn và dịch vụ dịch thuật giá rẻ chuyên nghiệp nhất Sài Gòn - dịch thuật VNC khác